Giỏ hàng

💙CÙNG MẦM NHỎ VÀ BẠN RUỐC - TÌM HIỂU DẤU HIỆU KHI BÉ SẴN SÀNG ĂN DẶM💜

 Đến tận bây giờ mà vẫn còn rất nhiều bố mẹ, ông bà lựa chọn thời điểm cho con dựa vào bà hàng xóm, vào thằng cu nhà bên đã ăn dặm, vào vân vân mây mây những lý do khác mà quên hẳn đi những dấu hiệu bé bắn tin cho chúng ta rằng bé sẵn sàng ăn dặm rồi đấy.

Đó chính là lý do vì sao Mầm Nhỏ làm video “Dấu hiệu nhận biết con sẵn sàng ăn dặm” giúp bố mẹ “giải mã” những tín hiệu của bé khi đã sẵn sàng chuyển sang một chặng đường nhiều hương vị mới. 𝑽𝒊𝒅𝒆𝒐 𝒍𝒂̂̀𝒏 𝒏𝒂̀𝒚 𝒄𝒐́ 𝒔𝒖̛̣ 𝒈𝒐́𝒑 𝒎𝒂̣̆𝒕 𝒄𝒖̉𝒂 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒌𝒉𝒂́𝒄𝒉 𝒎𝒐̛̀𝒊 đ𝒂̣̆𝒄 𝒃𝒊𝒆̣̂𝒕 𝒎𝒂̣̆𝒏 𝒎𝒐̀𝒊 𝒎𝒂𝒏𝒈 𝒕𝒆̂𝒏: 𝑹𝑼𝑶̂́𝑪

 

 

Không đơn giản chỉ là thời điểm đâu, khi bố mẹ 𝑪𝑯𝑶 𝑩𝑬́ 𝑨̆𝑵 𝑫𝑨̣̆𝑴 𝑸𝑼𝑨́ 𝑺𝑶̛́𝑴 sẽ dẫn tới:

🍼 Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển toàn diện nên bé dễ mắc phải các bệnh rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân sống…

🍼 Tăng nguy cơ béo phì hoặc suy dinh dưỡng: Cho bé ăn dặm trước 4 tháng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì ở tuổi lên 3. Bên cạnh đó, bé ăn dặm sớm bụ bẫm nhưng lại mắc bệnh suy dinh dưỡng do thức ăn vào cơ thể bé sớm gây chuyển hóa, tăng đào thải canxi ra nước tiểu, còi xương.

🍼 Có nguy cơ nghẹn thức ăn: sự hoạt động của các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng chưa thuần thục, những thực phẩm đặc có thể dẫn đến nguy cơ nghẹn, ngạt đường thở, vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.

🍼 Tăng nguy cơ mắc bệnh khi trưởng thành: Những bé ăn dặm sớm về lâu dài sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về thận hoặc tim mạch như huyết áp cao, xơ vữa động mạch…

🍼 Tăng tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng: Hệ miễn dịch của bé trong giai đoạn này cũng chưa phát triển trọn vẹn, việc đón nhận các thực phẩm lạ và giảm sữa mẹ cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễm khuẩn

Để chắc ăn, nhiều bố mẹ quyết định cho bé ăn dặm muộn hẳn đi! Nhưng cũng không đúng đâu ạ, vì 𝘼̆𝙉 𝘿𝘼̣̆𝙈 𝙌𝙐𝘼́ 𝙈𝙐𝙊̣̂𝙉 cũng gây nên rất nhiều hậu quả cho bé:

🍼 Giảm tốc độ tăng trưởng: Thời điểm chuẩn bị ăn dặm, các vi chất trong sữa mẹ giảm đi một nửa so với lúc mới sinh.

🍼 Nguy cơ thiếu sắt: Đến thời gian ăn dặm, nguồn dự trữ sắt từ lúc mới sinh của trẻ đã cạn kiệt. Bé cần thực phẩm ăn dặm để bổ sung lượng sắt cần thiết.

🍼 Khó hợp tác: Việc trì hoãn ăn dặm muộn có thể khiến trẻ phản kháng, từ chối thức ăn đặc.

Các bố mẹ thân mến ơi, hãy tin vào bé và tin vào trái tim của mình. Mỗi bé là một cơ thể khác nhau, môi trường sống khác nhau, và chẳng hề có quy chuẩn tuyệt đối nào cho tất cả các bé về thời điểm ăn dặm cả! Bởi thế nên, bố mẹ hãy cùng xem video của Mầm Nhỏ và chuẩn bị một hành trang ăn dặm toàn là tiếng cười, niềm vui và sự yêu thương nhé!

☘☘ Đừng quên Subscribe (Đăng ký) Mầm Nhỏ để biết được những thông tin hữu ích của chúng mình nhé:https://www.youtube.com/channel/UCSC8KDV8-kqVx0zI8c8OMow

=================================

Nguồn: https://www.facebook.com/mamnho.vn / https://hophaohuc.mamnho.vn/


Cũ hơn Mới hơn


>